Sau nhổ răng, nhiều người thấy xuất hiện một màng trắng ngay ở vị trí răng mới nhổ. Hiện tượng này có bình thường không? Có cần điều trị không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Màng trắng sau khi nhổ răng là gì? Vì sao có?
Màng trắng sau khi nhổ răng là một lớp phủ mà cơ thể tạo ra để bảo vệ vết thương tại vị trí nhổ răng. Nó thường bao gồm:
- Fibrin: Một loại protein giúp hình thành cục máu đông, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương.
- Mô hoại tử: Một số mô bị tổn thương hoặc chết do quá trình nhổ răng.
- Mảng bám: Nếu không vệ sinh miệng đúng cách, mảng bám thức ăn và vi khuẩn có thể dính vào khu vực này.
Lớp màng trắng này thường là một phần của quá trình lành thương tự nhiên. Nó giúp bảo vệ vùng nhổ răng khỏi vi khuẩn và tác động từ môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho các tế bào mới phát triển và lấp đầy chỗ trống do răng nhổ ra.
Nếu bạn không cảm thấy đau, sưng, hoặc có mùi hôi từ vùng nhổ răng, màng trắng này thường không phải là điều đáng lo ngại và sẽ dần biến mất khi vết thương lành hẳn. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng bất thường, bạn nên đi kiểm tra để đảm bảo không có biến chứng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương?
Có màng trắng sau khi nhổ răng có sao không?
Màng trắng xuất hiện sau khi nhổ răng được xem là một hiện tượng bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi thêm để sớm phát hiện những bất thường và có cách xử lý tốt nhất. Khi thấy vị trí mới nhổ răng kèm theo những dấu hiệu khác như sốt, sưng đau, đỏ,… thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn cách xử lý tốt nhất.
Những dấu hiệu bất thường sau nhổ răng cần lưu ý
Dù người lớn hay trẻ em đều sẽ phải trải qua cảm giác nhổ răng một vài lần trong đời. Nếu là những chiếc răng sữa đã lung lay hay những chiếc răng 4,5 cần nhổ khi chỉnh nha thì thường khá đơn giản để xử lý. Còn đối với những chiếc răng đã “bị bệnh”, răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, phức tạp thì sẽ khó xử lý hơn.
Khi đó, đòi hỏi nha sĩ thực hiện cần có tay nghề và chuyên môn vững vàng. Mặc dù vậy, những biến chứng luôn có thể xảy ra, do đó, bạn cần nhận biết được những dấu hiệu bất thường dưới đây để lưu ý và có cách xử trí phù hợp nhé!
Những dấu hiệu cần lưu ý sau khi nhổ răng:
- Chảy máu kéo dài, không thể cầm máu trong thời gian dài: Chảy máu khi nhổ răng là hiện tượng bình thường, nhưng nếu chảy máu kéo dài vài giờ sau nhổ, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể đây là một dấu hiệu cho thấy bạn bị chảy máu do tổn thương mạch máu hoặc rối loạn đông máu. Trong trường hợp này, bạn cần phải liên hệ ngay với nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo quá trình lành thương diễn ra an toàn.
- Đau dữ dội, không giảm đau khi dùng thuốc theo đơn: Một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc viêm, bạn cũng cần hết sức cảnh giác.
- Sưng to hơn sau nhổ răng 2-3 ngày: Tình trạng sưng nếu không thuyên giảm sau 2-3 ngày sau nhổ răng cũng là một hiện tượng mà bạn cần lưu ý.
- Có mủ xuất hiện ở vết nhổ răng: Là một dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, bạn cần khám bác sĩ sớm.
- Mất cảm giác kéo dài: Thuốc tê thường chỉ có tác dụng trong vài giờ, sau đó bạn vẫn chưa có lại cảm giác như thường thì cũng cần thông báo cho bác sĩ sớm.
- Sốt cao: Khi sốt cao đi kèm với những dấu hiệu khác như sưng lớn, đau dữ dội, mủ ở vị trí nhổ răng, hoặc cảm giác mệt mỏi toàn thân chúng ta cũng không nên chủ quan mà nên đi đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vết nhổ.
Xem thêm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương?
Cần làm gì để vết thương sau khi nhổ răng nhanh lành?
Sau nhổ răng, bác sĩ hoặc y tá sẽ có những hướng dẫn cần thiết để bệnh nhân biết cách chăm sóc, ăn uống sau thủ thuật. Ngoài ra, bạn có thể tự chườm túi lạnh kết hợp ăn uống nhẹ nhàng ở nhà để vết thương sau nhổ răng nhanh lành hơn.
Cụ thể, để giúp vết thương sau khi nhổ răng nhanh lành, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Cắn gạc đúng cách: Ngay sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ đặt một miếng gạc ở vị trí nhổ để cầm máu. Hãy cắn chặt gạc trong khoảng 30-60 phút để giúp cục máu đông hình thành, tránh làm mất cục máu đông bằng cách không súc miệng mạnh hoặc khạc nhổ trong ít nhất 24 giờ.
- Tránh hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ viêm ổ răng khô. Rượu cũng là loại đồ uống nên tránh vì nó có thể làm loãng máu và gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Bạn nên tránh hút thuốc và uống rượu ít nhất trong 2-3 ngày để vết thương lành nhanh.
- Dùng túi chườm lạnh: Sau khi từ nha khoa về, trong ngày đầu tiên, bạn có thể chườm lạnh bên ngoài má tại vị trí nhổ răng để giảm sưng và đau. Sau đó, chuyển sang chườm ấm để giảm bầm tím và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ăn thức ăn mềm: Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố trong vài ngày đầu. Đồng thời tránh ăn thực phẩm cứng, giòn, hoặc nóng để không làm tổn thương vết thương.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bạn vẫn vệ sinh răng bình thường nhưng cần nhẹ nhàng và tránh vùng vừa nhổ răng. Có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng nhẹ nhàng sau 24 giờ để giữ sạch vết thương, nhưng không súc miệng quá mạnh.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, bạn hãy uống đúng theo hướng dẫn để kiểm soát những cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Nếu bạn nhận thấy có các triệu chứng như đau dữ dội, sốt, mủ xuất hiện, hoặc sưng không giảm sau vài ngày, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra sớm. Không nên tự xử lý hoặc sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, sau khi nhổ răng bạn vẫn nên theo dõi và chăm sóc cẩn thận tại nhà. Nếu xuất hiện màng trắng hoặc các dấu hiệu khác, bạn cũng không nên quá lo lắng mà nên bình tĩnh và thông báo cho bác sĩ khi cần thiết nhé!